Phỏng vấn đạo diễn Taichi Ishidate
Tôi yêu Kyoto. Khác với Tokyo hay Osaka, nơi đây hấp dẫn bởi những con đường nhỏ dài cùng vô số đền chùa lớn bé, thực sự phù hợp cho những ai thích đi tản mạn ngắm cảnh thiên nhiên. Những công viên đẹp như tranh bên những con đường hoa nở rộ lại được đặt ngay cạnh các trung tâm mua sắm nhộn nhịp khiến cho Kyoto mang nét gì đó tựa như một thành phố cổ kính nhưng cũng lại mang những nét của cuộc sống hiện đại. Nơi đây còn có dòng sông Kamo đều đặn chảy, chia cắt vùng đất với những ngọn núi hùng vĩ, chiều tà những ngày đẹp trời lại vang vẳng những điệu nhạc dân gian đây đó. Tôi khuyên bạn, hãy đến Kyoto tận hưởng vẻ đẹp nơi đây nếu có thể.
Chúng tôi không đến Kyoto chỉ để ngắm cảnh. Nhân chuyến du lịch này, tôi quyết định sẽ ghé qua studio Kyoto Animation, một studio nổi tiếng sau các hit như K-ON! và Nỗi phiền muộn của Haruhi Suzumiya. Biên tập viên của tôi quả thực là một liên lạc viên đáng ngờ – Kyoto vốn nằm xa bên ngoài Tokyo, điều đó khiến cho việc sắp xếp một cuộc hẹn trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng bằng một cách nào đó, anh ấy đã làm được, và thế là tôi nhảy lên một chuyến tàu địa phương tới Uji, vùng ngoại ô nơi mà Kyoto Animation đang thêu dệt lên những phép màu của họ.

Chúng tôi gặp thông dịch viên của mình, anh Mitsuru Uehira của ANN, ở nhà ga Kohata, sau đó bắt đầu chuyến đi bộ của mình tới trụ sở của Kyoto Animation. Thực ra thì, nơi đó nằm ngay đối diện nhà ga, chỉ cách khoảng 6 mét đi bộ băng qua đường. Nếu phải nói thì quãng đường đó cũng chả phải quá rộng đến nỗi bạn phải chạy băng mới qua đường được. Ở đó, một chàng trai trẻ đang chụp cảnh bên ngoài của trụ sở, nơi đang treo một tấm băng rôn thông báo ra mắt movie của Hibike! Euphonium . Chúng tôi đang tới đâu thế này, một viện bảo tàng về anime chăng?
Bước vào bên trong trụ sở của Kyoto Animation , chúng tôi được chào đón bởi ngài Katsuhiko Muramoto, người quản lí về các vấn đề thương mại quốc tế, cùng với trợ lí của anh ấy, người phụ trách vấn đề PR sản phẩm, cô Reina Suzuki. Cố nhét đôi chân ngoại cỡ của mình vào đôi dép đi trong nhà, trong tôi lại dấy lên một cảm giác ấn tượng về cái hình thức của công việc bây giờ —chúng tôi đã gặp nhau trước đây, nhưng là với danh nghĩa là nhà sản xuất và người thiết kế. Còn ở đây, chúng tôi ngồi uống chà với nhau, nói chuyện với những người lãnh đạo của KyoAni và tán nhảm về chương trình ưa thích của bản thân (nhân tiện giới thiệu luôn, với tôi đó là Hibike! Euphonium ). Lúc vừa rồi, ngài Muramoto bảo tôi rằng ngài Hatta, người sang lập và lãnh đạo, muốn gặp chúng tôi, nhưng ông ấy hiện đang bận công việc và phải ra ngoài. Vì vậy, đến lúc chúng tôi phải đi thôi. À mà đợi chút, đi đâu cơ chứ?!

Công việc ở công ti Kyoto Animation ở Uji thực ra được chia đều ra cả ba tòa nhà. Tòa trụ sở thực ra chỉ lo việc hành chính. Còn studio chính lại đặt ở một tòa nhà khác cách nơi đây một trạm tàu hỏa. Trạm dừng tàu riêng biệt đó được trang hoàng bởi những tấm poster của Hibike! Euphonium và movie của nó. Nhân tiện, ở trạm cũng cập nhật những hình ảnh quảng cáo của cửa hàng của Kyoto Animation với những artwork mới của các nữ chính trong các bộ mà studio thực hiện.
Khi chúng tôi bước vào trong studio, tôi và vợ được nhấn mạnh không được chụp ảnh bởi vì điều đó sẽ khiến cho các họa sĩ phân tâm và hơn nữa, nơi đây tràn ngập những thiết kế cho bộ phim mới Koe no Katachi nằm tứ tán khắp nơi – họ mới chỉ công bố dự án khoảng hai tuần và không muốn lộ chút thông tin nào về nó ra bên ngoài. Họ thật sự nghiêm túc đấy, nhưng mà—nơi này như được bao phủ toàn bộ bởi những bức ảnh của Koe no Katachi ấy! Tràn ngập mọi bảng trắng những bản thiết kế ngoại hình, tính cách nhân vật. Bên cạnh đó, trên các hành lang giữa các phòng làm việc, đính đầy những bức ảnh về sân trường, nhà ga; những cây cầu,những khung cảnh. Tất cả những thứ đó giúp người họa sĩ như hòa mình vào trong bộ phim, và giúp họ truyền tải không chỉ nội dung câu chuyện mà còn cả sự chân thực của cảm giác và nhận thức về cảnh vật. Nó giống như một phương pháp nghiên cứu, một quy định nghiêm ngặt để tạo ra các đoạn hình động.

Vừa đi vừa nói chuyện, chúng tôi hướng sang phía những họa sĩ lo phần vẽ cảnh nền, một vài người trong số họ đang thao tác trên các bản vẽ điện tử lớn, số khác lại đang vây quan bởi những lọ bút khác nhau. Dù làm theo cách nào, thì cũng chẳng ai ý kiến gì về cách làm của họ cả. Gần đó, một họa sĩ CG đang tinh chỉnh hình ảnh của một cái tù và Pháp; một trong những người quản lí nói với chúng tôi rằng nó sẽ được sử dụng trong Hibike! Euphonium season 2. Một vài tuần sau đó, tin tức này cũng đã được công bố rồ đó! Không cần nói, được ở giữa đống các thứ như vậy thực sự rất thú vị. Ngài Muramoto xác nhận rằng KyoAni luôn hoàn thành xuất sắc mọi khía cạnh trong việc tạo nên một bộ phim hoạt hình – từ cốt truyện đến bố trí các CG, hình nền, và hoàn thiện phần hoạt họa – tất cả đều được thực hiện ở nơi này. Chỉ có việc chỉnh sửa, lồng tiếng, âm nhạc và vài tinh chỉnh nhỏ sẽ được thực hiện ở nơi khác mà thôi. Trong thời đại của sự thay đổi thị hiếu đến chóng mặt, của bộn bề công việc, Kyoto Animation vẫn luôn toát ra vẻ tự tin và tập trung của mình. Điều đó quả thực rất ấn tượng.
Bây giờ, đến lúc chuyển sang studio thứ hai nào—và kìa, ở đây có một cửa hàng của Kyoto Animation! Ấy, nó sẽ đóng cửa sau ba mươi phút nữa, phải nhanh chóng vào đó ngắm chút và mua sắm nào. Nếu bạn nghĩ nó là một cửa hàng to đoành và đa dạng sản phẩm thì hãy thay đổi suy nghĩ đó đi nhé—của hàng của KyoAni là một cửa hàng nhỏ tân tiến với không nhiều sản phẩm, tuy nhiên, một số ít trong số đó lại là hang hiếm có, rất khó có thể tìm thấy ở bên ngoài. Tôi bắt đầu tìm kiếm những thứ liên quan đến cái tuba ingénue trong Hibike! Euphonium của Hazuki, nhân vật tôi ưa thích nhất, trong lúc đó cũng vui vẻ ngâm nga theo bài hát “Rydeen” của ban nhạc Yellow Magic Orchestra đang được phát trên hệ thống âm thanh. Đây cũng là một phần công việc của Kyoto Animation trong khoản đón tiếp khác đến tham quan (Nhân tiện, đừng có đi vào trụ sở hay studio của họ trừ khi bạn đã đặt một cuộc hẹn trước nhé!) và nó cũng không khó để di chuyển đến đó vì nó chỉ cách ga Kyoto một đoạn, vậy nên nếu bạn ở gần thì cố gắng ghé thăm nơi đây nhé. Sau đó, bạn có thể tận hưởng bữa trưa của mình trong khi ngắm những cảnh vật thiên nhiên đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ thiết kế (họ thực sự đã khắc họa lại bức tranh vùng Uji một cách chi tiết trong Hibike! Euphonium) trước khi vòng trở lại ngôi đền thờ Fushimi Inari nổi tiếng.
Điểm đến cuối cùng của chúng tôi là studio thứ hai. Giống như cái còn lại, nơi đây tràn ngập các họa sĩ đang làm việc. Nhưng, trên tầng hai lại ẩn chứa một thứ mà chẳng ai ngờ tới – một lớp học đúng nghĩa. Ông Muramoto giải thích rằng không gian được sử dụng cho cả học sinh của trường được quản lý riêng của họ, những người muốn trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng chưa hoạt động trong ngành công nghiệp, và cho các thành viên của nhóm họa sĩ sử dụng cho các bài giảng và hội thảo. Đó thực sự là một minh chứng cho sự cống hiến của họ cho ngành công nghiệp lâu đời này. Một lúc sau đó, người chúng tôi muốn phỏng vấn, anh Taichi Ishidate, bước vào trong căn phòng cùng với hai người trợ lí của mình. Miêu tả sơ lược, anh ấy cao lêu nghêu, rất ưa nhìn với nụ cười thể hiện sự sẵn sàng và sự hào hứng muốn kể cho chúng tôi về dự án tiếp theo của mình. Anh ấy lần đầu xuất hiện trong vai trò đạo diễn cho dự án Kyoukai no Kanata của studio, và sau đó là hàng tháng trời làm việc cho nhiều tập của dự án tiếp theo, Musaigen no Phantom World. Không lâu sau đó, đã đến lúc chúng tôi được nói chuyện với nhau.
Khi còn bé anh có yêu thích bộ anime nào không? Và tại sao anh lại thích nó?
Hồi bé thì tôi nghiện các sản phẩm của Ghibi lắm. Có thể nói, tôi xem đi xem lại chúng mà không biết chán, nhất là bộ “Tenkuu no Shiro Laputa” ấy. Tôi nhớ là cái băng video của bộ đó bị tôi bật nhiều đến nỗi gần như bung bét hết ra.
Vậy tại sao anh lại yêu thích bộ đó đến như vậy?
Hồi tôi còn bé thì những video hoạt họa không phải là thứ gì đó quá hiến thấy trên màn ảnh, nhưng đối với một đứa trẻ thì nó đâu có thèm quan tâm đến cái thứ gọi là chất lượng cao hay thấp kia chứ. Tôi đơn giản bị cuốn hút bởi những hình ảnh chuyển động – thậm chí có thể nhận ra những hoạt cảnh do Miyazaki-san, Takahata-san, hay Studio Ghibi làm. Và chẳng biết từ bao giờ, niềm vui khi xem chúng đã thu hút tôi.
Phải chăng sự lôi cuốn đó đã thôi thúc anh chọn nghề nghiệp này? Nhân tiện, anh có thể chia sẻ một chút về công việc hiện tại không?
Đó là một câu chuyện dài đấy. (Cười) Tôi đơn giản thích hoạt họa. Nhưng khi lớn lên một chút, tôi bị cuốn theo cái sự áp đặt của những người xung quanh, tin vào cái quan niệm đã bám rễ lâu năm rằng hoạt hình chỉ dành cho tụi con nít. Do đó, tôi ngừng xem các tác phẩm hoạt hoạ. Nhưng, tôi nói chung vẫn thích xem phim ảnh. Tôi đã từng hi vọng rằng mình sau này sẽ làm việc cho một công ty sản xuất các chương trình TV thực tế hay phim ảnh. Tôi đã xin vào rất nhiều công ty, nhưng đều bị từ chối sau khi phỏng vấn. Điều đó khiến tôi nghĩ rằng con đường ấy có lẽ không hợp với bản thân mình. Rồi tôi chợt nghĩ tới việc gia nhập một công ty hoạt họa. Với lợi thế về khả năng vẽ của bản thân được rèn luyện từ bé, biết đâu đó sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Chưa kể, tôi cũng có thể thực hiện ước mơ làm phim của mình ở đó. Và thế đấy, quyết định đó giúp tôi ngồi đây để nói chuyện với anh.
Điều gì đặc biệt thu hút anh đến với Kyoto Animation ? Phải chăng là chỉ vì nó gần nhà anh?
Có nhiều lí do lắm, nhưng vì tôi sống ở vùng Kansai nên Kyoto Animation quả là rất gần nhà tôi thật. Đó đúng là lí do lớn nhất tôi làm việc ở đây đấy. (Cười)
Nếu anh sống gần Tokyo, liệu anh có lựa chọn nơi nào khác không?
Thật ra, khi đó, tôi cũng đã từng xin làm ở Tokyo.Như tôi đã nói , khi tôi quyết định thay đổi lựa chọn cho công việc của mình, tôi bắt đầu tìm hiểu về các công ty hoạt họa. Khi đó, tôi phát hiện ra vẫn còn một vài công ty đang thực hiện tuyển mộ nhân viên, trong đó đặc biệt nhât là hai công ty, Kyoto Animation và một công ty khác ở Tokyo. Đầu tiên, tôi ứng tuyển công ty ở Tokyo. Nhưng mà anh biết đấy, sự thay đổi quyết định đột ngột khiến cho kiến thức của tôi về cái ngành này lúc đó khá hạn hẹp, không thể theo kịp những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Sau buổi phỏng vấn, tôi thấy cơ hội được nhận của mình chẳng hề khả quan cho lắm. Lúc đó tôi đã nghĩ rằng “Mọi thứ như vậy chẳng hề ổn chút nào.” Và tôi quyết định đến đây thử sức một lần nữa.
Tôi có nghe nói rằng dự án đầu tiên anh làm cho Kyoto Animation là Munto. Khi đó mọi thứ như thế nào và anh có chút kỉ niệm đặc biệt nào về nó không?
Đúng là “Munto” là bộ đầu tiên tôi thực hiện dưới công việc là Key Animator. Còn đạo diễn cho nội dung lại là một lão làng trong nghề, ngài. Yoshiji Kigami , người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành hoạt họa. Là một Key Animator mới vào nghề, tôi đặt tất cả nhưng khung cảnh chính mình đã vẽ vào một cái túi hở và đưa nó cho Kigami-san. Nhưng sau đó, ngài ấy ghim lên tất cả những cảnh đó, hoàn thiện lại tất cả những khung cảnh mà tôi đã vẽ và khi tác phẩm hoàn thành, gần như tôi đã chẳng làm được gì cả. Tuy nhiên, điều đó dạy cho tôi tính chuyên nghiệp trong công việc rằng là bạn hoàn thành nó một cách cực kì hoàn mĩ hoặc nó chẳng thể được gọi là “hoạt họa”. Tôi học được từ Kigami-san thái độ trách nhiệm đối với những yêu cầu cao của công việc và tôi thực sự cảm thấy mình may mắn khi được làm thực tập viên của ngài ấy.
“Ghim lên tất cả các cảnh chính”?
Ishidate:
Đó là bước kiểm tra của người đạo diễn, bất kể là đạo diễn cho tập phim hay là đạo diễn của cả series. Khi tôi đưa túi bản vẽ các khung cảnh chính cho Kigami-san, ngài ấy nói “Làm tối lắm!” với một nụ cười tươi. Một lát sau, khi ngài ấy bắt đầu kiểm tra những bản vẽ và tôi ngồi ngay sau ngài ấy, tôi đột nhiên nghe thấy tiếng của chiếc dập ghim. Tôi ngước nhìn lên và thấy ngài ấy đang bắt đầu ghim lên các bản vẽ!
KyoAni PR:
Những cảnh chính được sử dụng trong việc làm phim sẽ được để nguyên, còn những cái không sử dụng được sẽ bị ghim lên.
Ishidate:
Những bức bị ghim đó được đánh dấu là không được sử dụng.
Lần đầu tiên anh chuyển từ Key Animator sang làm đạo diễn cho tập phim là khi nào? Anh có thể chia sẻ chút trải nghiệm khi không? Nó rất là stress hay đối với anh nó thật sự bình thường?
Đó là vào khảng năm 2005, năm thứ ba sau kể từ khi gia nhập Kyoto Animation vào năm 2002. Tính từ khi làm Munto, tôi đã làm Key Animator trong hai năm đầu. Đến năm thứ ba (lúc tôi bắt đầu chuyển qua làm đạo diễn cho các tập phim), thực sự ban đầu tôi không hề tự nguyện làm việc này – nhưng mà sempai của tôi yêu cầu tôi thử làm đạo diễn cho một tập phim và tôi đành coi đó là một cơ hội tốt để thử.
Khi bắt đầu là một họa sĩ, anh đã bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành một đạo diễn chưa?
Không, thực sự ban đầu tôi không hề nghĩ đến việc đó. Tôi đơn giản cảm thấy hứng thú khi vẽ những cảnh chính cho Munto, và chỉ nghĩ đến làm thế nào để nâng cao khả năng vẽ của bản thân. Sau đó, khi có cơ hội được làm đạo diễn cho một tập phim, tôi mới bắt đầu muốn được trở thành đạo diễn cho một series và đảm nhiệm vị trí chỉ đạo cho dự án.
Chuyển qua nói về một ngày làm việc bình thường nhé. Anh có đi làm sớm không? Anh chỉ chú tâm vào việc hoạt họa hay còn những dự án nhỏ khác cần phảm làm? Điều gì xảy ra sẽ khiến anh nghĩ rằng "Ồ, quả là một ngày làm việc hiệu quả!"?
Nói về một công ty sản xuất anime, Kyoto Animation thực sự không khác biệt lắm so với các công ty khác về khoản quy định giờ làm việc. Tất cả staff, kể cả tôi đều phải tuân thủ thực hiện những quy định đó, đến và rời công ty đúng giờ.
Tôi thường đến trước giờ làm việc khoảng nửa tiếng để dọn dẹp mọi thứ, chẳng hạn như hút bụi, lau chùi bàn ghế,... Vào khoảng 12:30, tôi sẽ ăn trưa. Sau đó lúc 1:30 chiều, giờ nghỉ trưa kết thúc và chúng tôi tiếp tục làm việc. Tới 6 tối, chúng tôi trở về nhà của mình. Về cơ bản thì, không có giờ làm thêm gì cả. Mọi thứ được làm theo một quy trình đều đặn. Thế nên, nếu nó có hơi nhàm chán thì cho tôi xin lỗi nhé! (cười)
Giờ thì, quay trở lại với câu hỏi tiếp theo. Đối với tôi thì để đánh giá một ngày làm việc tuyệt vời hay không chắc chắn liên quan đến việt thực hiện hoạt họa. Nói chung thì, tôi rất yêu thích việc đó. Tôi đoán, những người tập chung làm một việc gì đó hàng ngày cũng sẽ cảm thấy như thế. Nếu như một ngày kết thúc mà tôi chỉ có thể chìm trong một nùi giấy tờ văn phòng mà chẳng được động tay vào việc sản xuất hoạt họa, vẽ một vài khung cảnh, có lẽ tôi sẽ phát chán đấy, kiểu như là “Tôi muốn sáng tạo! Tôi muốn vẽ!” Miễn là còn được vẽ, tôi sẽ luôn tìm ra niềm vui ở đâu đó.
Khi anh đạo diễn thì nó có khác gì so với khi còn làm phần hoạt họa không? Anh vẫn vẽ vô số cảnh hay kiểm tra những bản vẽ của các họa sĩ khác?
Bởi vì xuất thân là một họa sĩ hoạt cảnh, nên cho dù có trở thành đạo diễn cho series, tôi vẫn luôn cố gắng vẽ cảnh gì mà bản thân có thể tự vẽ. Do đó, tôi đoán rằng bản thân mình vẽ nhiều hơn so với các đạo diễn khác. Nhưng, có một chút vấn đề về di chuyển. Ở Kyoto, tôi có thể vẽ và xử lí các cảnh sẽ sử dụng trong anime,nhưng tôi cũng phải tới Tokyo để lo những việc như xử lí sau khi quay, lồng tiếng, bước chỉnh sửa video mà được gọi là "chỉnh sửa v [video]", bước cuối để hoàn thành một bộ anime. Khi trở thành một đạo diễn, tôi thường xuyên phải di chuyển hơn và ít thời gian làm việc Kyoto hơn. Mỗi lần đi xa, tôi lại day dứt rằng mình không được vẻ.
Anh thích nhất vẽ điều gì gần đây?.
Tôi rất thích vẽ. Nhưng có vẻ sở thích của tôi không giống với những người khác. Nói cách khác, sở thích của tôi chỉ chiếm thiểu số trong giới các họa sĩ bây giờ. Đa số mọi người thích vẽ khuôn mặt – Tôi thì lại rất tệ khoản này. Thay vào đó, tôi lại thích vẽ phần cơ thể và cảnh nền. Nếu như phải lo phần hoạt họa của cảnh vật, tôi chắc chắn sẽ thêm vào đó một ít cảnh thiên nhiên như khói hay một dòng nước đang chảy chẳng hạn.
Hầu hết các dự án của anh đều là các câu truyện được xây dựng trong thực tại hoặc tương lai? Vậy anh đã bao giờ nghĩ bản thân sẽ tham gia một bộ nào đó kể về đề tài lịch sử chưa?
Đã từng. Tôi cũng rất thích thể loại lịch sử. Nhưng nếu anh hỏi tôi rằng liệu tôi có làm một dự án nào về đề tài này hay không thì tôi cũng không chắc được. Tuy nhiên, tôi cũng rất muốn được thử nó. Là một người Nhật, tôi rất thích sử dụng cái hoàn cảnh của lịch sử Nhật Bản để xây dựng mọi thứ trên đó, và cả lịch sử thế giới nữa. Dĩ nhiên, phải tìm hiểu mọi thứ về lịch sử của một địa điểm nếu không thì việc thiết kế hoạt họa trên đó sẽ rất khó khăn rồi.
Rất nhiều dự án của KyoAni được thực hiện dựa trên Light Novel hay Manga – ví dụ như Kyoukai no Kanata. Liệu có sự góp ý, hợp tác nào giữa anh và tác giả không?
Đối với bộ "Kyoukai no Kanata",tôi đã đến gặp tác giả của nó, Torii-san (Nagomu Torii), nhưng chỉ một lần duy nhất khi bắt đầu thực hiện bộ phim. Chúng tôi thảo luận với nhau về sự khác biệt giữa anime và nguyên bản, đặc biệt là cách kể chuyện, và đã nhất chí với nhau rằng mọi thứ sẽ để tôi lo liệu. Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng như thế.
Lấy vị dụ, ở một bộ khác, khi đó tôi vẫn còn làm trợ lí đạo diễn chứ chưa lên làm đạo diễn như bây giờ. Khi thực hiện bộ đó, tác giả của nó tham gia vào hầu như mọi buổi thực hiện biên diễn hoạt họa. Chúng tôi thảo luận với nhau về tài liệu và các ý tưởng, rồi cùng nhau tạo nên kịch bản. Đó là một bộ được thực hiện theo hướng này. Tuy nhiên, quan điểm của Torii-san lại là “Mọi thứ nhờ cậy vào anh, về cơ bản thôi không có ý kiến gì trong việc thực hiện anime”. Do đó, mức độ đánh giá của người sản xuất được dựa trên việc cả hai bên (tác giả và nhà sản xuất) muốn thực hiện nó như thế nào. Và nó không phải lúc nào cũng giống nhau – mỗi chương trình đều khác nhau và chúng tôi phải tìm ra giải pháp sản xuất phù hợp nhất cho cả hai bên.

©Nagomu Torii・Kyoto Animation/Dự án Kyoukai no Kanata
Khi làm một đạo diễn thì mối quan hệ giữa anh và người viết kịch bản như thế nào. Anh gặp người đó hàng ngày hay chỉ khi nào cần?
Bởi vì trải nghiệm đối với việc làm đạo diễn cho một series của tôi đã diễn ra rất lâu rồi, từ hồi bộ “Kyoukai no Kanata”, nên tôi không biết rõ lắm về vụ này. Vậy nên, lần này tôi sẽ nói từ quan điểm của cá nhân. Người viết kịch bản cho bộ Kyoukai no Kanata là anh Jukki Hanada. Tôi nghĩ cách thực hiện của anh ấy là trao đổi trực tiếp với các đạo diễn và staff trong buổi gặp mặt để thực hiện biên diễn hoạt họa, sau đó đem những góp ý đó về và sử dụng chúng để nâng sửa các bản nháp kịch bản đã viết. Hanada-san là kiểu người viết kịch bản thường xuyên tìm cách để trao đổi với đạo diễn. Mặc dù đây không phải là cách duy nhất, nhưng tôi ngưỡng mộ cách thực hiện này của anh ấy và tôi nghĩ mình sẽ bắt trước theo nó nếu phải làm.
Tuy nhiên, hầu hết thời gian thì người viết kịch bản lại sống ở Tokyo. Chúng tôi có rất ít cơ hội để gặp nhau ngoại trừ một lần mỗi tuần ở buổi họp biên diễn, và do đó tôi luôn tranh thủ những chuyến đi đến Tokyo của mình để trao đổi với anh ấy nhiều nhất có thể.
Anh có đọc nhiều Light Novel hay Manga không? Loại anh thích nhất là gì?
Tôi không đọc nhiều Light Novel lắm, nhưng tôi nghĩ rằng mình đã đọc không ít manga. Tôi cơ bản thích manga nói chung, không đặc biệt thích loại nào cả.
Khi bắt đầu làm đạo diễn với bộ Kyoukai no Kanata, anh có chuẩn bị gì cho vai trò đó không?
Tôi chỉ nhận ra mình trở thành một đạo diễn cho series sau khi mọi thứ đã bắt đầu. Mặc dù đã cố thử chuẩn bị cho vai trò đó, nhưng thứ tôi chuẩn bị lại chẳng liên quan gì tới nó cả – Vậy nên phải học lại mọi thứ thôi.
Gần đây nhất anh có làm đạo diễn cho một vài tập của Musaigen no Phantom World. Vậy anh thích nhất bộ đó theo phương diện nào?
Nếu anh đã xem “Musaigen no Phantom World”, anh sẽ nhận ra các tập của nó hầu như tách biệt và có sự độc đáo riêng của mỗi tập. Khi đọc kịch bản trước khi đạo diễn cho series, tôi đã có rất nhiều suy nghĩ về vấn đề này. Nói một cách ngắn gọn, mặc dù các tập trong series cùng mang một kiểu DNA chung của một câu truyện nhưng khi tách ra chúng dường như đến từ các series khác nhau vậy. Thế mà, khi xem hết series thì mọi thứ giống như là hội tụ lại tại một điểm vậy. Điều đó có thể khác biệt với các series khác rằng nếu bạn bỏ lỡ một tập bất kì ở bộ đó, bạn sẽ không thể hiểu nội dung của tập sau đó nhưng đối với Musaigen no Phantom World, bạn có thể bắt đầu xem ở bất cứ tập nào mà chẳng phải lo khó hiểu về nội dung. Đúng là đối với mọi loại fan, luôn có cách để chiều lòng họ.

©Hatano Souichirou/Kyoto Animation/Musaigen no Phantom World
Các chủ đề hay nhân vật trong các dự án có làm anh cảnh thấy hứng thú không? Ví dụ như, Kyoukai no Kanata và Musaigen no Phantom World mang những neus lạ lẫm, phi thực tế. Anh có thích kiểu nội dung đó không?
Nói chung thì tôi thuộc loại ăn tạp – Tôi thích mọi thể loại, à trừ kinh dị ra nhé. Thành thật thì, thể loại không phải là một vấn đề đối với tôi. Nhân vật có dị đến như thế nào – chẳng hạn như những chú cún hay mấy con kì lân – miễn là mọi người có thể liên hệ chúng với cá tính của mình, mọi thứ đều ổn. Ai cũng đều hứng thú với những cá tính riêng của con người. Thứ họ muốn xem trong một bộ phim là sự phản chiếu những phẩm chất con người mà họ nhận ra trong bản thân. Do đó, tôi nghĩ rằng sẽ dễ dàng hơn để thông cảm đối với một nhân vật không phải là con người, nhưng nó chỉ xảy ra khi ta đã phát triển nhân vật đó thông qua cốt truyện. Và ừm, tôi thấy những câu truyện như thế thực sự thú vị.
Tôi thực sự bị thu hút bởi một trong những tập mà anh đạo diễn trong bộ Phantom World, tập 4, "Mozou Kazoku." Có bao nhiêu cảnh trong tập đó – ví dụ như, quan niệm của Reina về "gia đình hoàn hảo" gồm toàn thỏ - xuất phát từ anh?
Trong "Musaigen no Phantom World" phụ đề của mỗi tập phim luôn thể hiện một nội dung nào đó, kiểu như rừng hay cơ học lượng tử vậy. Nó có thể dễ hiểu hơn giống như phụ đề của tập 7, "Chú mèo của Schrödinger", nhưng với tập 4, gia đình thỏ đó đã xuất hiện từ trong kịch bản rồi. Chính tôi cũng thắc mắc tại sao lại là thỏ, và óc bắt đầu quay mòng mòng về việc đó. Rồi Tsuruoka-san và đạo diễn âm thanh nói với tôi rằng, "Gia đình của cô bé là những chú thỏ, và những chú thỏ ấy lại có liên quan đến cơ học lượng tử, như vậy chẳng phải thú vị sao?"
Nhưng rồi tôi lại rất muốn hỏi lại “Tại sao bố mẹ của một cô bé loài người lại là thỏ?” Ừm, có thể anh sẽ không thỏa mãn với câu trả lời này của tôi. Vậy nên, tôi chỉ muốn nói rằng là những chú thỏ ấy là gia đình mơ ước của Reina. Cô bé chọn những chú thỏ để ám chỉ tới thế giới lí tưởng của mình.
Anh biết gia đình Sylvanian chứ? Cái cảnh tượng đáng ngưỡng mộ khi Reina tìm ra thế giới búp bê mà gia đình Sylvanian đã tạo ra cho cô bé ấy. Lúc tôi nói chuyện với đạo diễn của series (Ishihara-san), anh ấy khuyên tôi nên đạo diễn một tập phim nào đó liên quan đến cảnh thế giới của gia đình Sylvanian . Và tôi còn mong đợi gì nữa mà không nhận lời?
Những bức vẽ của anh có lấy cảnh hứng từ những nguồn không phải anime như sách hay phim ảnh không?
Có chứ. Tôi chắc chắn rằng mình không phải là người duy nhất lấy cảm hứng vẽ từ những nguồn không phải là anime. Ví dụ như các staff khác ở Kyoto Animation, tôi cảm thấy rằng hàng ngày họ đang vẽ với nguồn cảm hứng được khơi gợi từ mọi thứ xung quanh. Tôi cố gắng ghi nhớ sự khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của con người thông qua các các bộ phim, bài hát, tranh ảnh hay các vở kịch.
Anh có thể nêu thí dụ một vài đạo diễn mà anh ưa thích không?
Tôi yêu thích rất nhiều nhà đạo diễn. Tôi đã xem rất nhiều phim của các đạo diễn Nhật Bản, đồng thời, với sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh ở Mĩ, tôi có nhiều cơ hội để tiếp xúc với các bộ phim phương Tây hơn. Đặc biệt, hai đạo diễn David Fincher và Christopher Nolan luôn luôn làm tôi bất ngờ.
Anh có yêu thích nhà soạn nhạc nào không? Khi làm việc và lên kế hoạch, anh có nghĩ đến âm nhạc không?
Tôi chỉ nghĩ đến âm nhạc khi được hỏi câu này. Lúc lên kế hoạch và xây dựng cốt truyện, tôi cũng chẳng hề nghĩ đến nó. Tôi có một niềm tin cá nhân rằng cốt truyện là văn học thuần túy, được xây dựng và phát triển thông qua từng dòng văn. Khi tôi nhìn thấy từ ngữ và hình ảnh đã xuất hiện cùng nhau thì tôi mới bắt đầu nghĩ tới việc kết nối chúng với nhau để tạo ra thành quả. Đó là cách nghĩ của tôi về âm nhạc.
Thật ra mà nói thì tôi không biết nhiều nhà soạn nhạc lắm, nhưng liên quan tới Christopher Nolan, nhà soạn nhạc tôi yêu thích nhất Hans (Florian) Zimmer.
Khi anh tiến triển từ một người vẽ hoạt họa cho đến khi trở thành một đạo diễn, anh có thần tượng ai hoặc có người cố vấn mà nếu như không có người đó, phong cách của anh sẽ khác hẳn?
Trong dàn staff của Kyoto Animation thì Kigami-san, người mà tôi đã nhắc trước đó, là một hình mẫu bậc thầy mà tôi noi theo.

Dựa trên manga “Koe no Katachi" của Yoshitoki Oima xuất bản trên tuần báo SHONEN MAGAZINE thực hiện bởi KODANSHA Ltd.
©Yoshitoki Oima, KODANSHA/Koe no Katachi.
Anh có còn tiếp tục học về kĩ xảo sau khi trở thành một đạo diễn thành công không?
Tôi đã làm một hoạt họa viên trong khoảng 13 hay 14 năm, nhưng, kể cả khi kĩ năng của tôi trong việc hoạt họa không suy giảm thì nó lại trở nên rất khó để có thể thấy sự tiến bộ rõ rệt. Do đó tôi từ bỏ việc học kĩ xảo, chúng ta đâu thể tạo ra một sản phẩm chỉ để giải trí kia chứ. Hoạt họa là một phần của ngành công nghiệp giải trí, do đó tôi không thể chỉ chăm chăm vào phát triển tay nghề bản thân, tôi cũng cũng phải suy nghĩ xem nên thực hiện loại hoạt họa nào để bắt kịp với xu thế của người xem thay đổi như chong chóng hiện nay. Điều đó chẳng phải tốt hơn là chỉ thay đổi phong cách sao?
Như đã nói ở trước, thầy của tôi là Kigami-san. Lí do mà tôi có suy nghĩ giống như vậy là vì dù đã có hơn ba mươi năm thâm niên trong nghề, ngài ấy vẫn còn tiếp tục tự hỏi cách để cầm chiếc bút chì cho đúng. Đúng thế, cách đề ngài ấy cầm chiếc bút chì ấy! Nhìn thấy dáng điệu của ngài ấy, tôi nhận ra mình còn cả một quãng đường dài nữa để đi. Vì thế, tôi cần cố gắng hơn nữa.
Anh nghĩ sao về bản thân mười năm sau? Anh sẽ là một nhà sản xuất hiểu biết, một đạo diễn tài năng và tinh tế ... hoặc vẫn lén trốn ra ngoài để vẽ khung hình bất cứ khi nào anh có thể?
Mười năm sau, tôi sẽ bước sang tuổi 46. “Nhà sản xuất” là công việc mà tôi nghĩ rằng mình sẽ ít làm nhất. Bởi vì tôi xuất thân là một hoạt họa viên, và động lực của tôi là tạo ra những bộ phim và vẽ, nên kể cả khi hoàn toàn trở thành một đạo diễn và không phải làm phầm hoạt họa hay ngược lại, tôi vẫn mong mình sẽ trở thành một đạo diễn hoặc hoạt họa viên có thể tạo ra các sản phẩm giải trí trong mười năm tới. Tôi sẽ cố gắng để hoàn thành điều đó!
Anh có thể nói về sự khác nhau giữa “Kantoku”(“đạo diên series”) và “Enshutsu” (“đạo diễn tập phim”) được không?
“Kantoku”(“đạo diễn series”) và “Enshutsu” (“đạo diễn tập phim”) hoàn toàn khác nhau. Trong khi “Enshutsu” (đạo diễn tập phim) là người sẽ đạo diễn cho một tập, thì “Kantoku” (đạo diễn series) lại là một người giám sát và chỉ đạo, đưa ra các chỉ thị, tức là điều đó không cho phép họ vẽ hay tự sáng tác. Nếu muốn được quản lí thực hiện một cảnh, một đoạn, hay một tập thì “Enshutsu” (đạo diễn tập phim) sẽ tốt hơn. Tôi thì thích cả hai công việc đó, nhưng tôi mong rằng sau này ít nhất mình vẫn có thể làm đạo diễn tập phim.
Có hơi sớm để chúng tôi có thể hỏi về dự án tiếp theo của các anh không? Hãy tiết lộ một chút về nó cho mọi người nào!
Nó vẫn chưa được quyết định rằng sẽ là TV series hay là anime chiếu rạp, nhưng có một dự án mà chúng tôi muốn phát triển. Tin này tôi nghe mọi người trong công ty lan truyền. Nó được xây dựng dựa trên cuốn Light Novel “Violet Evergarden” xuất bản bởi KA Esuma Bunko, nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của Kyoto Animation . Nó cũng là tác phẩm đã chiến thắng giải Kyoto Animation Award lần thứ 5 được tổ chức. Chúng tôi đang thiết kế một video thương mại dựa trên tựa sách bỏ túi, mong rằng nó sẽ dẫn tới một số tiến triển. Khi chúng tôi ra mắt nó, mong rằng anh và mọi người sẽ đón nhận.
Và mọi thứ như thế đấy. Kyoto Animation đem lại cho tôi ấn tượng mạnh về một studio – một doanh nghiệp mà các hoạt họa viên làm việc không mệt mỏi để cải thiện kĩ năng của bản thân, hoạt động chăm chỉ hướng tới sự bền vững lâu dài, kết hợp sản xuất nhiều chương trình mới cùng với phát triển những dự án xây dựng từ thư viện truyền thông riêng. Cũng phải chú ý rằng, khác với các studio khác, KyoAni sử dụng một lượng lớn nhân viên thường trực— vì thế không có sự cạnh tranh như trong các công việc tự do, tất cả là để các họa sĩ chú tâm vào chất lượng. Anh Ishidate, một họa sĩ hoàn hảo trong cả vai trò là một hoạt họa viên lẫn đạo diễn, là một minh chứng tuyệt vời cho những tài năng mà cách tiếp cận này có thể tạo ra. Tôi thực sự trông ngóng xem chúng ta sẽ được thấy gì trong Violet Evergarden!
Last edited: